Khởi động từ 3 pha là một trong những thiết bị điện quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống điện. Đây là một loại khí cụ điện hạ áp, được ứng dụng trong việc đóng/cắt các mạch điện động lực. Vậy, khởi động từ 3 pha có cấu tạo là gì, chức năng ra sao? Cùng Đông Nguyễn Electric tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Khởi động từ 3 pha là gì?
Khởi động từ 3 pha (hay contactor 3 pha) là loại thiết bị điện từ dùng để điều khiển đóng cắt (với loại khởi động từ đơn), đảo chiều (với loại khởi động từ kép) và bảo vệ các phụ tải cùng động cơ bằng cách điều khiển từ xa hoặc kết hợp với mạch điều khiển phụ tải tự động.
Đây là loại công tắc điện từ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, dùng điều khiển động cơ 3 pha hoặc thiết bị 3 pha công suất lớn. Contactor 3 pha hiện nay rất đa dạng về mẫu mã và kích thước, có khả năng đáp ứng điều khiển phụ tải với điện áp tối đa lên đến 500V, công suất từ 6 - 600A.
Cấu tạo khởi động từ 3 pha
Khởi động từ (hay còn gọi là contactor) được thiết kế với cấu tạo gồm 3 bộ phận chính, cụ thể như sau:
- Nam châm điện: Chức năng của bộ phận này đó là tạo ra từ trường. Bên trong nam châm điện có cấu tạo gồm nhiều bộ phận khác như lõi sắt, lò xo làm nhiệm vụ đẩy lõi nắp dịch chuyển về vị trí ban đầu, cuối cùng là cuộn dây để tạo ra lực hút của nam châm điện.
- Hệ thống tiếp điểm: Hệ thống này được chia làm 2 loại đó là tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Tiếp điểm chính được lắp ở mạch điện động lực, còn tiếp điểm phụ được gắn trong mạch điều khiển của contactor 3 poles.
- Tiếp điểm chính: Thường được thiết kế hở và cho phép các dòng điện chính, mạch điện lớn đi qua. Điều này giải thích lý do vì sao mạch bị hút và đóng lại khi cấp nguồn vào mạch của khởi động từ.
- Tiếp điểm phụ: Cho phép dòng mạch nhỏ hơn 5A đi qua và được phân chia thành 2 loại khác đó là tiếp điểm thường hở và tiếp điểm thường đóng. Tiếp điểm thường hở khi khởi động từ 3 pha ở trạng thái bình thường, cuộn dây nam châm đang nghỉ. Khi khởi động từ được cấp nguồn điện thì tiếp điểm sẽ chuyển sang trạng thái đóng. Tiếp điểm thường đóng sẽ có nguyên lý làm việc ngược lại với tiếp điểm thường mở.

Khởi động từ (hay còn gọi là contactor) được thiết kế với cấu tạo gồm 3 bộ phận chính
- Hệ thống dập hồ quang: Bởi nguyên lý làm việc cơ bản của khởi động từ 3 pha đó là đóng/ngắt liên tục, mạch được chuyển thường xuyên nên làm xuất hiện các hồ quang, gây mài mòn tiếp điểm hoặc có thể làm cháy hệ thống. Vì vậy, hệ thống dập hồ quang sẽ giúp dập tắt các hồ quang được sản sinh ra, nhằm bảo vệ hệ thống.
Ngoài ra còn có loại khởi động từ có 2 contactor (khởi động từ kép 3 pha), dùng để thay đổi chiều quay của động cơ. Thiết bị này còn gọi là khởi động từ đảo chiều.
Chức năng của khởi động từ
Như đã đề cập, contactor hay khởi động từ có nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống điện, giúp đóng/ngắt nguồn cấp, nhằm bảo vệ sự an toàn cho thiết bị điện và người sử dụng.
Contactor 3 pha hay khởi động từ 3 pha được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp và dân dụng. Một số chức năng hữu ích của khởi động từ 3 pha có thể kể đến như:
- Dùng để điều khiển hệ thống chiếu sáng: Nhờ có contactor và rơ le cài đặt thời gian mà người dùng hoàn toàn có thể tự động bật/tắt hệ thống đèn chiếu sáng vào bất kỳ ngày, giờ nào theo ý muốn.
- Contactor dùng trong khởi động sao - tam giác: Khởi động từ có nhiệm vụ thay đổi chế độ vận hành của motor ngay từ khi khởi động theo sơ đồ hình sao đến khởi động theo sơ đồ hình tam giác. Điều này sẽ giúp motor vận hành ổn định, đem lại sự an toàn cho toàn bộ hệ thống.
- Khởi động từ giúp điều khiển động cơ: Contactor 3 pha sẽ cho phép nguồn điện đi vào motor để có thể khởi động trực tiếp, đồng thời kết hợp với một số rơ le nhiệt nhằm bảo vệ motor trong trường hợp phải làm việc quá tải.
- Contactor giúp điều khiển tụ bù: Trong trường hợp muốn bù công suất phản kháng cho hệ thống thì các kỹ sư sẽ dùng contactor 3 poles để điều khiển đóng/ngắt tụ bù. Contactor còn có thể thực hiện nhiệm vụ đóng/ngắt các cấp của tụ bù để phù hợp hơn với hệ thống.

Contactor hay khởi động từ có nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống điện
Bên cạnh những ứng dụng vô cùng hữu ích trong ngành công nghiệp thì khởi động từ 3 pha cũng đóng vai trò quan trọng không kém khi hỗ trợ điều khiển các thiết bị ngành tự động hóa. Tự động hóa là một ngành đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ cao trong từng khâu thiết kế, sản xuất, đồng thời cũng cần được đảm bảo an toàn nên không thể thiếu khởi động từ. Sử dụng khởi động từ 3 pha chính là giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện của tất cả các hệ thống điện động lực hiện nay.
Phân loại khởi động từ 3 pha
Có rất nhiều cách để phân loại khởi động từ, cụ thể như sau:
- Phân loại khởi động từ theo nguyên lý truyền động: Nếu dựa vào cách phân loại này thì có một số kiểu contactor như điện từ, hơi ép, thủy lực,... Trong đó, contactor điện từ được ứng dụng nhiều nhất.
- Phân loại khởi động từ theo dạng dòng điện: Gồm có 2 loại đó là 1 chiều và xoay chiều.
- Phân loại theo kết cấu: Người ta chia contactor theo vị trí lắp đặt như ở nơi hạn chế về chiều cao hoặc hạn chế về chiều rộng.
- Phân chia theo dòng điện định mức: Gồm có contactor 9A, 12A, 18A, 800A hoặc lớn hơn.
- Phân chia dựa theo số cực: Gồm có các loại contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha. Trong đó, contactor 3 pha được sử dụng phổ biến hơn cả.
- Phân loại theo điện áp: Gồm có contactor trung thế và contactor hạ thế.
- Phân loại contactor theo điện áp cuộn hút: Gồm có các loại cuộn hút xoay chiều 220VAC, 380VAC,... và cuộn hút 1 chiều 24VDC, 48VDC,...
- Phân loại contactor theo chức năng: Dựa vào chức năng mà các hãng sản xuất sẽ phân chia contactor thành các loại như dùng cho tụ bù hay tự động hóa.
Giá khởi động từ 3 pha
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất khởi động từ với nhiều mức giá khác nhau. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại ứng với từng hệ thống điện khác nhau. Hãy cùng Đông Nguyễn Electric tham khảo một số bảng giá khởi động từ 3 pha của từng hãng sau đây nhé!

Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất khởi động từ với nhiều mức giá khác nhau
Bảng giá khởi động từ 3 pha LS
Tên hàng
|
In (A)
|
Giá bán (đồng)
|
MC-6a
|
6 (1a)
|
310,000
|
MC-9a
|
9 (1a)
|
330,000
|
MC-12a
|
12 (1a)
|
350,000
|
MC-18a
|
18 (1a)
|
520,000
|
MC-9b
|
9 (1a1b)
|
350,000
|
MC-12b
|
12 (1a1b)
|
395,000
|
MC-18b
|
18 (1a1b)
|
570,000
|
MC-22b
|
22 (1a1b)
|
700,000
|
MC-32a
|
32 (2a2b)
|
1,000,000
|
MC-40a
|
40 (2a2b)
|
1,180,000
|
MC-50a
|
50 (2a2b)
|
1,500,000
|
MC-65a
|
65 (2a2b)
|
1,700,000
|
MC-75a
|
75 (2a2b)
|
1,900,000
|
MC-85a
|
85 (2a2b)
|
2,300,000
|
MC-100a
|
100 (2a2b)
|
2,990,000
|
MC-130a
|
130 (2a2b)
|
3,600,000
|
MC-150a
|
150 (2a2b)
|
4,650,000
|
MC-185a
|
185 (2a2b)
|
5,890,000
|
MC-225a
|
225 (2a2b)
|
7,000,000
|
MC-265a
|
265 (2a2b)
|
9,500,000
|
MC-330a
|
330 (2a2b)
|
10,350,000
|
MC-400a
|
400 (2a2b)
|
11,800,000
|
MC-500a
|
500 (2a2b)
|
23,650,000
|
MC-630a
|
630 (2a2b)
|
24,800,000
|
MC-800a
|
800 (2a2b)
|
31,500,000
|
MC-1260a
|
1260 (2a2B) |
46,600,000 |
MC-1400a
|
1400 (2a2b) |
66,700,000 |
MC-1700a
|
1700 (2a2b) |
78,300,000 |
MC-2100a
|
2100 (2a2b) |
94,600,000 |
Bảng giá khởi động từ Schneider
Công suất (kW)
|
Dòng định mức (A)
|
Tiếp điểm phụ
|
Mã hàng
|
Đơn giá (đồng)
|
N/O
|
N/C
|
Khởi động từ LC1E đấu nối bằng ốc vít
|
2.2
|
6
|
1
|
0
|
LC1E0610
|
284.900
|
2.2
|
6
|
0
|
1
|
LC1E0601
|
284.900
|
4
|
9
|
1
|
0
|
LC1E910
|
327.800
|
4
|
9
|
0
|
1
|
LC1E0901
|
327.800
|
5.5
|
12
|
1
|
0
|
LC1E1210
|
371.800
|
5.5
|
12
|
0
|
1
|
LC1E1201
|
371.800
|
7.5
|
18
|
1
|
0
|
LC1E1810
|
550.000
|
7.5
|
18
|
0
|
1
|
LC1E1801
|
550.000
|
11
|
25
|
1
|
0
|
LC1E2510
|
669.900
|
11
|
25
|
0
|
1
|
LC1E2501
|
669.900
|
15
|
32
|
1
|
0
|
LC1E3210
|
1.130.800
|
15
|
32
|
0
|
1
|
LC1E3201
|
1.130.800
|
18.5
|
38
|
1
|
0
|
LC1E3810
|
1.155.000
|
18.5
|
38
|
0
|
1
|
LC1E3801
|
1.155.000
|
18.5
|
40
|
1
|
1
|
LC1E40
|
1.192.400
|
22
|
50
|
1
|
1
|
LC1E50
|
1.227.600
|
30
|
65
|
1
|
1
|
LC1E65
|
1.386.000
|
37
|
80
|
1
|
1
|
LC1E80
|
1.711.600
|
45
|
95
|
1
|
1
|
LC1E95
|
2.152.700
|
55
|
120
|
1
|
1
|
LC1E120
|
2.689.500
|
75
|
160
|
1
|
1
|
LC1E160
|
6.356.900
|
Khởi động từ LC1E đấu nối bằng thanh đồng
|
90
|
200
|
0
|
0
|
LC1E200
|
6.767.200
|
132
|
250
|
0
|
0
|
LC1E250
|
9.555.700
|
160
|
300
|
0
|
0
|
LC1E300
|
11.876.700
|
200
|
400
|
0
|
0
|
LC1E400
|
19.096.200
|
250
|
500
|
0
|
0
|
LC1E500
|
34.982.200
|
335
|
650
|
0
|
0
|
LC1E630
|
50.164.400
|
Khởi động từ LC1D với cuộn dây điều khiển loại AC
|
4
|
9
|
1
|
1
|
LC1D09
|
547.800
|
5.5
|
12
|
1
|
1
|
LC1D12
|
655.600
|
7.5
|
18
|
1
|
1
|
LC1D18
|
977.900
|
11
|
25
|
1
|
1
|
LC1D25
|
1.225.400
|
15
|
32
|
1
|
1
|
LC1D32
|
1.525.700
|
18.5
|
38
|
1
|
1
|
LC1D38
|
1.795.200
|
18.5
|
40
|
1
|
1
|
LC1D40A
|
2.784.100
|
22
|
50
|
1
|
1
|
LC1D50A
|
3.265.900
|
30
|
65
|
1
|
1
|
LC1D65A
|
4.034.800
|
37
|
80
|
1
|
1
|
LC1D80A
|
5.047.900
|
45
|
95
|
1
|
1
|
LC1D95
|
6.281.000
|
55
|
115
|
1
|
1
|
LC1D115
|
8.527.200
|
75
|
150
|
1
|
1
|
LC1D150
|
10.766.800
|
Khởi động từ LC1D với cuộn dây điều khiển loại DC
|
4
|
9
|
1
|
1
|
LC1D09
|
926.200
|
5.5
|
12
|
1
|
1
|
LC1D12
|
1.112.100
|
7.5
|
18
|
1
|
1
|
LC1D18
|
1.483.900
|
11
|
25
|
1
|
1
|
LC1D25
|
1.483.900
|
15
|
32
|
1
|
1
|
LC1D32
|
2.774.200
|
18.5
|
38
|
1
|
1
|
LC1D38
|
3.052.500
|
18.5
|
40
|
1
|
1
|
LC1D40A
|
4.570.500
|
22
|
50
|
1
|
1
|
LC1D50A
|
5.364.700
|
30
|
65
|
1
|
1
|
LC1D65A
|
6.857.400
|
37
|
80
|
1
|
1
|
LC1D80A
|
6.857.400
|
45
|
95
|
1
|
1
|
LC1D95
|
10.675.500
|
55
|
115
|
1
|
1
|
LC1D115
|
14.489.200
|
75
|
150
|
1
|
1
|
LC1D150
|
18.302.900
|
Bảng giá khởi động từ thương hiệu Mitsubishi
Công suất (kW)
|
Dòng định mức
|
Tiếp điểm phụ
|
Tên hàng
|
Đơn giá (đồng)
|
Điện áp điều khiển 200VAC S-N
|
15
|
32
|
|
S-N38 AC200V
|
2,173,000
|
15
|
35
|
|
S-N48 AC200V
|
3,055,000
|
60
|
120
|
2a2b
|
S-N125 AC200V 2a2b
|
7,078,000
|
75
|
150
|
2a2b
|
S-N150 AC200V 2a2b
|
9,604,000
|
90
|
180
|
2a2b
|
S-N180 AC200V 2a2b
|
11,796,000
|
132
|
250
|
2a2b
|
S-N220 AC200V 2a2b
|
13,031,000
|
160
|
300
|
2a2b
|
S-N300 AC200V 2a2b
|
21,110,000
|
220
|
400
|
2a2b
|
S-N400 AC200V 2a2b
|
27,659,000
|
330
|
630
|
2a2b
|
S-N600 AC200V 2a2b
|
66,125,000
|
440
|
800
|
2a2b
|
S-N800 AC200V 2a2b
|
90,047,000
|
Điện áp điều khiển 200VAC S-T
|
4
|
9
|
1a
|
S-T10 AC200V 1a
|
541,000
|
4
|
9
|
1b
|
S-T10 AC200V 1b
|
541,000
|
5.5
|
12
|
1a1b
|
S-T12 AC200V 1a1b
|
651,000
|
5.5
|
12
|
2a
|
S-T12 AC200V 2a
|
651,000
|
5.5
|
12
|
2b
|
S-T12 AC200V 2b
|
651,000
|
7.5
|
18
|
1a1b
|
S-T20 AC200V 1a1b
|
969,000
|
7.5
|
18
|
2a
|
S-T20 AC200V 2a
|
969,000
|
11
|
23
|
2a2b
|
S-T21 AC200V 2a2b
|
1,106,000
|
15
|
30
|
2a2b
|
S-T25 AC200V 2a2b
|
1,278,000
|
15
|
32
|
|
S-T32 AC200V
|
1,153,000
|
18.5
|
40
|
2a2b
|
S-T35 AC200V 2a2b
|
1,490,000
|
22
|
50
|
2a2b
|
S-T50 AC200V 2a2b
|
2,988,000
|
30
|
65
|
2a2b
|
S-T65 AC200V 2a2b
|
3,145,000
|
45
|
80
|
2a2b
|
S-T80 AC200V 2a2b
|
4,549,000
|
55
|
100
|
2a2b
|
S-T100 AC200V 2a2b
|
5,208,000
|
Trên đây là bảng giá các loại khởi động từ do Đông Nguyễn Electric phân phối, quý khách có thể tham khảo thêm giá của một số thiết bị điện khác tại đây!
Ngoài ra, nếu có thắc mắc, quý khách vui lòng gọi ngay đến hotline hoặc để lại thông tin tại https://dongnguyenelectric.com/lien-he.html để được tư vấn tận tình nhất!
So sánh contactor 1 pha và 3 pha
Để phân biệt contactor 1 pha và 3 pha, người ta thường dựa vào một số yếu tố chính, cụ thể như sau.
Dựa vào tiếp điểm của khởi động từ 3 pha
- Tiếp điểm chính: Contactor 1 pha thông thường chỉ có 2 tiếp điểm chính. Người ta có thể sử dụng contactor 3 pha để thay thế cho contactor 1 pha.
- Tiếp điểm phụ: Contactor 3 pha bao gồm các tiếp điểm phụ thường đóng và thường mở. Contactor 1 pha thì không hỗ trợ và có thể kết hợp với relay thường để thay thế cho tiếp điểm phụ.
Dựa vào giá bán contactor
Giá bán contactor 1 pha hiện nay trên thị trường thấp hơn rất nhiều so với contactor 3 pha có cùng công suất.
Dựa vào kích thước
Khởi động từ 1 pha được thiết kế với kích thước nhỏ gọn hơn nhiều so với khởi động từ 3 pha. Nhờ kích thước nhỏ gọn mà khởi động từ ít chiếm diện tích trong tủ điện, đồng thời cũng dễ dàng lắp đặt cùng CB.
Khả năng mang tải
Contactor 3 pha được thiết kế với dải công suất rộng, có thể lên đến 600A nhờ hệ thống dập hồ quang trong hệ thống điện. Trong khi đó, contactor 1 pha chỉ thích hợp sử dụng cho các dòng định mức thông dụng như 25A, 40A, 63A.
Khả năng kết hợp với rơ le nhiệt nhằm bảo vệ quá tải
Contactor 3 pha có thể gắn thêm rơ le nhiệt để bảo vệ thiết bị trong trường hợp quá tải, còn contactor 1 pha thì không hỗ trợ.

Dựa vào nhiều yếu tố để phân biệt contactor 1 pha và 3 pha
Top các loại contactor 3 pha
Như tham khảo về bảng giá khởi động từ 3 pha, quý khách có thể thấy rằng thiết bị này có rất nhiều loại, được thiết kế tương ứng với nhiều hệ thống điện khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là 3 loại sau đây.
Khởi động từ 3 pha 32A
Các dòng khởi động từ phổ biến nhất được cung cấp bởi Đông Nguyễn Electric hiện nay đều thuộc các hãng sản xuất nổi tiếng, uy tín hàng đầu thế giới, có thể kể đến như Schneider, LS, Fuji, Mitsubishi,...
Khởi động từ 3 pha 32A phù hợp để sử dụng cho các thiết bị cho phép dòng định mức 32A đi qua với số tiếp điểm phụ thiết kế là 2a2b, điện áp cuộn coil là 220VAC, công suất 15kW.
Loại khởi động từ 3 pha 32A này được ứng dụng rộng rãi trong việc lắp đặt các hệ thống điện trong dân dụng, công nghiệp và cả tự động hóa. Ngoài ra còn được ứng dụng trong việc điều khiển đóng/ngắt tại các trạm điện từ cao thế đến hạ thế.
Khởi động từ 3 pha LS 40A
Dòng khởi động từ 3 pha LS 40A là sản phẩm của thương hiệu LS đến từ Nhật Bản, uy tín, chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn về điện hàng đầu thế giới. Khởi động từ 3 pha LS 40A được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề và có mặt tại hầu hết các công trình từ dân dụng, công nghiệp đến tự động hóa.
Khởi động từ 3 pha LS 40A tương thích với tủ điều khiển động cơ có công suất 15kW hay 20HP (20 mã lực) trở xuống và dùng dòng định mức AC380V.
Bên cạnh LS, khởi động từ 40A còn được sản xuất bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Mitsubishi, Schneider, Himel, Chint của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Khởi động từ 3 pha 100A
Tương tự như những loại khởi động từ được nêu trên về cấu tạo và chức năng. Tuy nhiên, khởi động từ 3 pha 100A lại có hệ thống 2 tiếp điểm phụ, 2NO và 2NC, có 3 cực, đồng thời cho phép sử dụng dòng định mức 100A.
Thông số lựa chọn khởi động từ 3 pha
Hiện nay có vô số các loại sản phẩm khởi động từ 3 pha được cung cấp ra thị trường. Để lựa chọn được thiết bị contactor 3 pha phù hợp, khách hàng sẽ cần nắm cơ bản một vài thông số sau đây:
Ký hiệu
|
Ý nghĩa
|
Uđm
|
Điện áp định mức
|
Uimp
|
Điện áp chịu xung định mức
|
Icu
|
Dòng điện tiếp điểm contactor chịu được khi phụ tải ngắn mạch trong 1 giây
|
In
|
Dòng điện chạy qua tiếp điểm chính của contactor khi làm việc
|
AC/DC
|
Nguồn điện xoay chiều hay một chiều
|
Cách đấu khởi động từ 3 pha 380V
Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha
Trường 1: Điều khiển Contactor 3 pha bằng công tắc 2 vị trí

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha
Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha sử dụng công tắc 2 vị trí như hình trên đây. Công tắc sẽ được mắc nối tiếp với cuộn dây K và mắc với nguồn (dây L). Đầu còn lại của cuộn dây sẽ được nối với thường đóng của rơ le nhiệt.
Như vậy, khi có sự cố quá tải xảy ra, thường đóng rơ le nhiệt sẽ mở ra nhằm ngắt điện cuộn dây K. Cùng lúc đó, bóng đèn được nối với thường hở của rơ le nhiệt sẽ phát sáng để báo sự cố.
Các đầu nối L1, L2, L3 được nối với 3 dây pha nguồn. Đầu ra của khởi động từ 3 pha được nối trực tiếp với đầu vào của rơ le nhiệt bằng vít. Đầu ra của rơ le nhiệt sẽ nối với 3 dây của động cơ.
Trường hợp 2: Điều khiển Contactor bằng 2 nút nhấn
Thay vì sử dụng công tắc 2 vị trí, ta có thể bật và tắt riêng biệt với 2 nút nhấn. Mục đích của cách đấu dây này là để đảm bảo an toàn bởi động cơ không tự động chạy lại sau khi mất nguồn.

Điều khiển Contactor bằng 2 nút nhấn
Nguyên lý hoạt động:
-
Khi nhấn nút START, cuộn dây K được cấp điện nên tiếp điểm của contactor đóng lại và cấp điện cho động cơ hoạt động. Cùng lúc đó, tiếp điểm thường mở K đóng lại để tự giữ trạng thái đóng của K sau khi nhả nút nhấn.
-
Khi nhấn nút STOP, cuộn dây K bị ngắt điện nên tiếp điểm của contactor mở ra lại, động cơ ngừng hoạt động.
Các bước đấu dây khởi động từ 3 pha
Để phát huy các chức năng ưu việt của khởi động từ 3 pha 380V thì quý khách cần biết cách đấu nối. Sau đây là một số bước trong cách đấu nối khởi động từ 3 pha.
Bước 1: Chuẩn bị 4 loại dây L1, L2, L3 (dây lửa) và cuối cùng là dây N (dây nguội).
Bước 2: Nối dây L1 vào chân L1 của khởi động từ, tương tự như vậy đối với dây L2 và L3.
Bước 3: Chú ý đấu nối một đầu của dây L3 vào cổng số 7 của rơ le, chân A2 nối vào cổng số 9, chân A1 nối theo cổng số 10 của rơ le điện.
Bước 4: Đấu nối sao cho đầu ra ở các chân T1, T2, T3 của khởi động từ được nối với các thiết bị khác. Đầu ra của chân A1 và A2 ở rơ le điện ra cổng 5 và 6 cũng được nối vào các thiết bị khác.
Bước 5: Cuối cùng, đấu nối đầu ra của dây nguội N và dây lửa L3 là B1 và B2.

Để phát huy các chức năng ưu việt của khởi động từ 3 pha 380V thì quý khách cần biết cách đấu nối
Lưu ý trong khi lắp ghép khởi động từ
Nhờ những ưu điểm vượt trội về chức năng của khởi động từ 3 pha trong hệ thống điện mà loại khí cụ điện này được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng và lắp đặt khởi động từ, quý khách nên tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quan tâm đến một số lưu ý sau:
- Quý khách phải tuyệt đối phân biệt và cách ly rõ ràng mạch động lực và mạch điều khiển để thuận tiện trong việc sửa chữa, bảo dưỡng sau này.
- Các đầu cos phải được kết nối sao cho đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ.
- Lựa chọn loại khởi động từ 3 pha phù hợp với công suất của tải, tránh nhầm lẫn, sai sót gây lãng phí và nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
- Thiết kế sơ đồ nguyên lý và lắp ráp trước khi tiến hành lắp đặt để đảm bảo tính chính xác và dễ dàng hơn trong việc sửa chữa sau này.

Khi sử dụng và lắp đặt khởi động từ, quý khách nên tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật
Với những thông tin được đề cập trong bài viết, chắc hẳn quý khách cũng đã hiểu rõ hơn về khởi động từ 3 pha là gì, ứng dụng ra sao và cách đấu nối như thế nào rồi đúng không? Khởi động từ 3 pha đóng vai trò quan trọng, có nhiệm vụ đóng/ngắt mạch điện và là một trong những thiết bị không thể thiếu trong tủ điều khiển. Khởi động từ 3 pha được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ dân dụng, công nghiệp đến tự động hóa. Nếu quý khách có nhu cầu tìm mua khởi động từ 3 pha hoặc các thiết bị điện khác, hãy liên hệ ngay cho Đông Nguyễn Electric để được tư vấn và báo giá sớm nhất!